Get me outta here!

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Xét nghiệm các chỉ số chức năng gan

 Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Các xét nghiệm chức năng gan giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của gan và phát hiện các tổn thương gan. Những xét nghiệm máu này đo nồng độ protein và enzyme trong máu của bạn.

Xét nghiệm chức năng gan thường được khuyến nghị trong các tình huống sau:

  • Kiểm tra thiệt hại do nhiễm trùng gan, như viêm gan B và viêm gan C
  • Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc được biết là ảnh hưởng đến gan
  • Tiền sử bệnh gan, để theo dõi bệnh và cách điều trị đặc biệt hiệu quả
  • Người bệnh gặp các triệu chứng rối loạn gan
  • Người bệnh có điều kiện y tế như triglyceride cao, tiểu đường , huyết áp cao hoặc thiếu máu
  • Uống rượu nhiều
  • Bệnh túi mật


Một số xét nghiệm chức năng gan thành các nhóm như sau:

  • Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.
  • Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.
  • Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp.

Các mức tăng transaminase có liên quan đến một số bệnh gan như sau:

Tăng cao (> 3000 UI/L) có thể gặp trong các trường hợp hoại tử tế bào gan như viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, tổn thương gan do thuốc, độc chất, trụy mạch kéo dài

Tăng vừa (< 300 UI/L) gặp trong viêm gan do rượu. Transaminase tăng chủ yếu là AST nhưng trị số không quá 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường.

Tăng nhẹ (< 100 UI/L) có thể gặp trong viêm gan virus cấp, nhẹ và bệnh gan mạn tính khu trú hay lan tỏa (xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan), tình trạng tắc mật hoặc gan nhiễm mỡ. Đối với vàng da tắc mật, đặc biệt là sỏi ống mật chủ, ALT thường tăng < 500 UI/l.

Lactate dehydrogenase (LDH) Là xét nghiệm không chuyên biệt cho gan vì men này có ở khắp các mô trong cơ thể (tim, cơ, xương, thận, hồng cầu, tiểu cầu, hạch bạch huyết). LDH tăng cao và thoáng qua gặp trong hoại tử tế bào gan, sốc gan. Tăng LDH kéo dài kèm tăng ALP gợi ý đến các tổn thương thâm nhiễm ác tính ở gan.

Tỷ số ALT/LDH có thể giúp phân biệt viêm gan virus cấp (ALT/LDH >1,5) với tình trạng sốc gan hoặc ngộ độc acetaminophen (ALT/LDH <1,5).

Ferritin: là một loại protein dự trữ sắt ở trong tế bào, giữ nhiệm vụ điều chỉnh sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa tùy theo nhu cầu của cơ thể.

Bình thường, ferritin ở nam 100-300 mg/L, ở nữ 50-200 mg/L. Giảm ferritin gặp trong ăn thiếu chất sắt, thiếu máu thiếu sắt, ăn chay trường, xuất huyết rỉ rả, thiếu máu tán huyết mạn, người cho máu thường xuyên, chạy thận nhân tạo. Tăng ferritin còn gặp trong bệnh ứ sắt mô, bệnh ung thư (gan, phổi, tụy, vú, thận), bệnh huyết học (bệnh Hodgkin, bạch cầu cấp), hội chứng viêm và nhiễm trùng, bệnh thể keo (collagenosis), ngộ độc rượu, thiếu máu tán huyết, thalassemia...

Thứ Năm, 22 tháng 10, 2020

Men gan thấp có sao không?

 Men gan thấp hay cao đều vô cùng nguy hiểm. Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Bình thường chúng ta thường được nghe nói việc tăng men gan rất nguy hiểm, nó là dấu hiệu của những bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, viêm gan B, C, xơ gan…mà không biết rằng men gan thấp cũng vô cùng nguy hiểm. Bởi vậy men gan cao hay men gan thấp đều là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh về gan.

Men gan thấp

Đây là nội dụng mà ít người quan tâm đến. Theo các chuyên gia y tế men gan thấp cũng là biểu hiện của những người xơ gan, suy gan nặng, u mạch máu gan; bệnh thận, hội chứng urê huyết cao, lọc thận định kỳ (VGSV mạn trên những bệnh nhân này có thể men gan không tăng); suy giáp; suy tuyến thượng thận; hội chứng kém hấp thu, suy dinh dưỡng, chế độ ăn ít đạm; sốt; tiêu chảy nặng; ăn quá nhiều chất béo; nhiễm trùng; thiếu sắt; phỏng nặng; hạ calci máu; thiếu đạm và các vitamin; phụ nữ mang thai; ít hoạt động thể chất.

Men gan cao

Tăng men gan thường là biểu hiện bất thường sinh hóa đầu tiên ở bệnh nhân viêm gan virus, viêm gan tự miễn hay viêm gan do thuốc. Mức độ tăng men gan có thể liên quan với mức độ lan rộng tổn thương tế bào gan nhưng thường không có ý nghĩa tiên lượng.

Nghiên cứu cho thấy, tăng AST và ALT dự báo sẽ giảm dần tuổi thọ, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 đến 78%. Với AST trị số tăng gấp đôi sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, và nếu tăng hơn gấp đôi, nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Với ALT gấp 2 lần sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ sẽ là 59%.

Ngược lại chỉ số AST, ALT bình thường thì tỷ lệ tử vong thấp hơn dự kiến (0,95 cho AST và 0,61 cho ALT).

Mức độ tăng men gan không hoàn toàn tương quan với mức độ tổn thương gan hoặc tiên lượng. Viêm gan siêu vi A cấp tính có thể tăng rất cao AST và ALT, nhưng hầu hết những người bị viêm gan siêu vi A cấp tính sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Trong khi đó, viêm gan C mạn tính thường chỉ tăng ít AST và ALT, nhưng dần dần sẽ đưa đến xơ gan, ung thư gan.

Điều trị men gan cao và men gan thấp

Thảo dược cũng rất phù hợp để phòng ngừa men gan thấp và được đánh giá phù hợp với mọi đối tượng sử dụng cho người có gan nhiễm mỡ giai đoạn chớm mắc bệnh nhờ những ưu điểm tuyệt đối như không tác dụng phụ và không gây ra những biến chứng nguy hiểm trong khi sử dụng và sau sử dụng.

Phòng ngừa men gan thấp

Không chỉ men gan cao, men gan thấp cũng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, khi biết mình mắc một trong hai chứng rối loạn men gan này cần phải đến bệnh viện khám ngay để biết chính xác tình trạng bệnh và nguyên nhân gây ra để có phương pháp điều trị thích hợp nhất.


Tuy nhiên, hầu hết bệnh lý men gan cao hay men gan thấp thường không biểu hiện rõ rệt vì vậy người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để phát hiện sớm nhất dấu hiệu rối loạn men gan điều trị kịp thời hiệu quả.

Xem thêm: Rối loạn chức năng gan: Mở đầu cho những bệnh lý gan nguy hiểm

Người bệnh gan, viêm túi mật cũng cần chú ý, xây dựng chế độ ăn uống và lối sống của mình thật khoa học và hợp lý, nghỉ ngơi và ăn uống điều độ sẽ giúp phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng sẽ khiến cho tinh thần và sức khỏe bị ảnh hưởng.

Nguồn: https://avado.vn/men-gan-thap-la-gi/

Thứ Hai, 14 tháng 9, 2020

Men gan tăng cao có nguy hiểm?

 Tình trạng men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bệnh như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính đang hoạt động, viêm tụy... Nếu bạn uống nhiều bia rượu cũng sẽ làm tăng men gan. Men gan cao nếu không được phát hiện và điều trị sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe.

Do đâu men gan tăng cao?

Men gan tăng cao do nhiều nguyên nhân, trong đó viêm gan là thường gặp nhất. Nồng độ của men gan thường tăng tỷ lệ thuận với mức độ viêm gan. Tuy nhiên, có những trường hợp viêm gan rất nặng nhưng nồng độ men gan trong máu tăng rất ít. Hoặc có khi việc gia tăng nồng độ men gan không liên quan đến viêm gan.

Nồng độ men gan tăng bao gồm những nguyên nhân tại gan và nguyên nhân ngoài gan. Tại gan có các bệnh lý: viêm gan cấp do bất kể nguyên nhân gì đều làm men gan tăng, đặc biệt là tăng rất cao, gấp 7-8 lần bình thường trở lên; viêm gan mạn tiến triển; viêm gan dẫn đến xơ gan do rượu bia, chất độc, thiếu dinh dưỡng, ung thư gan...; tắc đường mật do giun, do sỏi.

Nguyên nhân ngoài gan gồm: viêm tụy, tắc ruột, viêm dạ dày cấp; sốt rét, sởi, sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn máu; nhiều bệnh mạn tính; do thuốc điều trị; do uống nhiều bia rượu, không khí bị ô nhiễm nặng...

Uống nhiều bia rượu gây tăng men gan.

Khi men gan cao có nguy cơ gì?

Nồng độ men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan đang bị viêm. Khi men gan tăng dưới 2 lần thì người bệnh hầu như chưa có biểu hiện triệu chứng gì, nếu không đi xét nghiệm thì không thể biết được. Ở giai đoạn này, nếu bạn uống nhiều bia rượu sẽ rất nguy hiểm vì lượng acetaldehyt là chất độc được sản sinh ra khi sử dụng bia rượu sẽ phá hủy tế bào gan rất mạnh, có thể hủy hoại tế bào gan hàng loạt gây viêm gan cấp, hôn mê gan, nguy hiểm đến tính mạng.

Tình trạng men gan cao nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan. Theo đó chỉ số AST và ALT trong men gan cao sẽ dự báo tuổi thọ của bệnh nhân giảm dần, tăng tỷ lệ tử vong từ 21-78%. Nếu chỉ số AST tăng gấp đôi, tăng nguy cơ tử vong 32%; tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%. Còn khi chỉ số ALT gấp đôi sẽ tăng 21% nguy cơ tử vong và khi tăng hơn gấp đôi, nguy cơ tử vong sẽ là 59%.

Xem thêm >>> Men gan tăng cao có nguy hiểm không?

Cách gì cải thiện tình trạng men gan cao?

Nếu bạn đã biết mình bị tăng men gan thì cần giữ gìn sức khỏe, tránh làm việc quá sức, đồng thời phải nhanh chóng đi khám bác sĩ chuyên khoa về bệnh gan mật để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh được những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B. Khi mới phát hiện men gan tăng cao, bạn cần phải theo dõi thường xuyên xem số lượng có thay đổi không và cũng nên làm siêu âm gan để biết được tình trạng của gan, ống dẫn mật. Trong trường hợp phát hiện tình trạng men GGT tăng cao thì điều cần thiết là phải ngưng ngay việc uống rượu, bia và các loại nước uống có chất cồn, bỏ hẳn thuốc lá.




Nếu bị chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được điều trị.

Tăng men gan ở người đang bị thừa cân béo phì thì nên kiêng cữ các thức ăn nhiều dầu mỡ, các món chiên xào; nên dùng chế độ ăn bổ dưỡng, nhiều chất đạm. Trường hợp cần thiết phải dùng thuốc để điều trị một số bệnh lý khác, cần phải báo cho bác sĩ biết mình đang có tình trạng tăng men gan để tránh dùng những thuốc có hại cho gan. Bạn cần phải có một chế độ ăn uống đầy đủ các vitamin cần thiết. Bổ sung các loại thực phẩm cung cấp nhiều vitamin A như sữa bò, lòng đỏ trứng, rau muống, rau chân vịt, gan động vật, cà rốt, hẹ, tỏi tây, bắp cải...; các loại thức ăn chứa nhiều vitamin B1 như: giá đỗ, hoa quả, đậu, lạc, rau xanh... Thực phẩm chứa nhiều vitamin B2 như: kê, đậu nành, trứng, sữa... Thức ăn chứa vitamin B6 như gan động vật, bầu dục, thịt nạc.

Nếu bị chỉ số men gan tăng cao thì nên gặp bác sĩ chuyên khoa để sớm được điều trị, theo dõi và xét nghiệm định kỳ vì nếu tình trạng này xảy ra kéo dài mà không được điều trị sẽ rất dễ xảy ra các biến chứng như xơ gan, ung thư gan...

Xem thêm >>> 4 cây thuốc nam khắc tinh của men gan cao

Phòng ngừa thế nào?

Muốn phòng ngừa men gan tăng cao, cần bảo vệ tốt lá gan bằng việc thực hiện những biện pháp sau đây:

Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, hạn chế sử dụng rượu, bia và các đồ uống có cồn. Bạn không nên ăn da, mỡ động vật hay các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ và tránh các gia vị cay nóng. Bạn cũng cần bỏ hẳn việc hút thuốc lá, thuốc lào,... Nên làm công việc phù hợp với tình trạng sức khỏe.

Xem thêm >>> Chế độ ăn cho người men gan cao - Nên và không nên ăn gì?

Hàng ngày bạn cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, không nên làm các công việc nặng nhọc quá sức. Đối với những người có nguy cơ tăng men gan như uống rượu bia nhiều, thừa cân, béo phì..., cần đặc biệt chú ý hạn chế uống rượu bia, bởi rượu bia hủy hoại tế bào gan rất mạnh. Bạn nên ăn nhiều rau, củ, quả, uống đủ nước (ngày 2-2,5 lít) bằng các loại nước nấu chín để nguội, nước canh, nước rau hay nước ép trái cây tươi... và nên ngủ đủ (7- 8 tiếng/ ngày).

Nguồn: https://www.24h.com.vn/suc-khoe-doi-song/tang-men-gan-co-nguy-hiem-c62a886644.html


Chủ Nhật, 24 tháng 5, 2020

Men gan tăng dấu hiệu của bệnh gan

Men gan do tế bào gan sản xuất ra, khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40U/l và chỉ số này gần như cố định ở người bình thường.

Nguyên nhân gây men gan tăng

Có rất nhiều nguyên nhân làm cho men gan tăng. Sự gia tăng men gan có nghĩa là ở một chừng mực nào đó tế bào gan đã bị ảnh hưởng. Có thể là ảnh hưởng nhẹ nếu men gan tăng có tính chất tạm thời, nhưng cũng có thể là một mối nguy hiểm đe dọa đối với sức khỏe nếu men gan tăng có tính chất trường diễn, hoặc tăng một cách đột biến, chứng tỏ ở giai đoạn đó tế bào gan đang bị tổn thương.



Do viêm gan: Trong số các nguyên nhân gây tăng men gan thì viêm gan do virut là đáng sợ hơn cả. Viêm gan do virut có thể do virut viêm  gan A, B, C, D, E. Viêm gan cấp do virut hoặc bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến. Nếu tăng từ 1 - 2 lần là ở mức độ nhẹ, từ trên 2 - 5 lần là tăng ở mức độ trung bình và tăng trên 5 lần là mức độ nặng.

Tổn thương do virut là loại tổn thương rất nguy hiểm vì virut khi xâm nhập vào tế bào gan chúng nhân lên và làm hủy hoại tế bào gan (phá vỡ các tế bào gan mà chúng xâm nhập). Tế bào gan càng bị hủy hoại thì lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Cho nên trong các trường hợp viêm gan cấp tính, viêm gan tối cấp hoặc ung thư gan thì lượng men gan tăng nhanh một cách đột biến có khi lên tới 5.000U/l.

Do uống rượu, bia: Uống rượu, bia, đặc biệt là rượu (trong đó nguy hiểm nhất là rượu tự pha, tự nấu do có nhiều chất độc hại cho gan) sẽ làm tế bào gan bị bị hủy hoại và tổn thương nặng, khiến men gan cũng tăng lên một cách đáng kể. Lượng men gan tăng tùy thuộc số lượng và chất lượng của loại rượu uống vào.

Do bệnh sốt rét: Men gan cũng có thể tăng cao trong bệnh sốt rét do ký sinh trùng, đặc biệt là sốt rét ác tính làm tổn thương tế bào gan, thận.

Do bệnh về đường mật: Các bệnh về đường mật (viêm đường mật, sỏi mật, giun chui ống mật, teo đường mật bẩm sinh) hoặc áp-xe gan cũng là nguyên nhân làm men gan tăng.

Do các bệnh lý khác: Người ta nhận thấy men gan có thể tăng trong các bệnh do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non. Một số thuốc dùng để điều trị một bệnh nào đó cũng có thể gây độc cho tế bào gan, làm xuất hiện viêm gan cấp tính do thuốc, ví dụ ngộ độc thuốc điều trị lao, men gan có thể tăng lên đến 3.000U/l trong trường hợp này. Hoặc một số người bệnh bị tăng mỡ máu (cholesterol, triglycerid) dùng thuốc giảm mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường. Các bệnh lý khác như viêm dạ dày cấp, sởi, viêm tụy cấp hoặc mạn tính cũng làm tăng men gan. Có một số trường hợp tuy gan bị tổn thương nhưng men gan không tăng, ví dụ như viêm gan trên bệnh nhân có hội chứng urê huyết hoặc ở người chạy thận nhân tạo định kỳ.

Khi men gan tăng cần làm gì?

Khi biết mình bị men gan tăng cao hơn bình thường cần chú ý bảo vệ sức khỏe, trước tiên cần ngừng uống rượu hoặc bỏ hẳn rượu và cần đi khám bệnh. Khi men gan tăng, bác sĩ không chỉ dựa vào chỉ số men gan trong máu, mà còn dựa trên rất nhiều yếu tố và các xét nghiệm cận lâm sàng khác như siêu âm gan, siêu âm hệ thống dẫn mật, tụy tạng cũng như xem xét một số bộ phận khác… mới có thể xác định chính xác được nguyên nhân gây tăng men gan.



Trong ăn uống hằng ngày, cần kiêng rượu, bia và các loại nước giải khát có cồn, nhất là người đang mắc bệnh về gan (viêm gan cấp, mạn hoặc người lành mang virut viêm gan), mật (sỏi mật, giun chui ống mật, viêm đường dẫn mật) hoặc đã từng mắc bệnh sốt rét. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào.

Khi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tế bào gan hồi phục và tái sinh nhanh hơn, tăng cường chức năng miễn dịch, thúc đẩy hồi phục chức năng gan. Những bệnh nhân bị men gan cao không nên ăn mỡ động vật, các loại thức ăn chiên, xào, thức ăn có nhiều chất béo hay các đồ ngọt vì các chất này dễ gây ra mỡ gan và mỡ máu cao, từ đó làm nặng thêm men gan cao, làm cho men gan cao chữa mãi không khỏi. Ngoài ra cũng nên vận động cơ thể một cách nhẹ nhàng trừ khi đang bị viêm gan cấp tính.

Người có men gan tăng không nên chủ quan nhưng cũng không nên lo lắng thái quá làm ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe, nhất là có mắc thêm các bệnh khác về tim mạch hoặc rối loạn chuyển hóa. Khám bệnh định kỳ để theo dõi chỉ số men gan trong máu là việc làm rất cần thiết, kết hợp sử dụng các sản phẩm có thành phần từ các thảo dược như Nhân trần, Uất kim, Chi tử, Diệp hạ châu sẽ giúp tăng cường chức năng gan để có lá gan khỏe mạnh.

DS. Thu Thảo
Nguồn: https://soimat.vn/bai-viet/thong-tin-benh/men-gan-tang--dau-hieu-canh-bao-benh-gan.html

Thứ Tư, 1 tháng 1, 2020

Ăn gan động vật có gây hại cho gan của bạn không?

Theo các nghiên cứu khoa học, gan rất tốt cho trẻ em, phụ nữ nuôi con nhỏ, những người cần bổ sung sắt do thiếu máu. Tuy nhiên do gan là nơi lưu giữ và đào thải độc tố nên nhiều người nghi ngại gan động vật có hại cho sức khỏe. Quan niệm “ăn gan bổ gan”, hay “ thương con cho ăn tiết, giết con cho ăn gan” đều không đúng. Vì khi thực phẩm vào cơ thể, dạ dày và ruột sẽ có nhiệm vụ phân hủy chúng, và chỉ có chất dinh dưỡng được hấp thu. Và gan không lưu trữ độc, nó chỉ đào thải. Độc tố sẽ được đưa khỏi cơ thể qua phân, nước tiểu.

Nguồn dinh dưỡng trong gan động vật

Giàu protein:

Gan là nguồn cung cấp protein tuyệt vời cho cơ thể. Protein đóng vai trò quan trọng đối với sự hình thành, duy trì và phát triển cơ bắp. Vì thế cung cấp đủ protein cho trẻ em trong độ tuổi phát triển là điều thiết yếu. Các bạn cần lưu ý là gan gia cầm chứa lượng đạm cao hơn so với gan gia súc: 100g gan gà chứa 18,2g đạm, 100g gan vịt chứa 17,1g đạm; ngược lại, trong 100g gan lợn có 1,8g đạm. Để không bị thừa đạm, bạn nên tính khẩu phần ăn cho các thành viên hợp lý.



Dồi dào vitamin:

Gan rất dồi dào vitamin A và B12. Vitamin A giúp mắt sáng, giữ đôi mắt khỏe mạnh và tăng cường hệ miễn dịch. Vitamin B12 giúp sản sinh hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và ổn định hoạt động của hệ thần kinh. Gan gà chứa nhiều vitamin A nhất, trong 100g chứa đến 6960mg.

Khoáng chất:

Gan cũng chứa rất nhiều chất sắt, kẽm và selen. Sắt là nguyên liệu để tạo ra huyết sắc tố, nó hỗ trợ chữa bệnh mù màu, còi xương và thiếu máu. Kẽm giúp phục hồi tế bào, chữa lạnh vết thương, và duy trì sức đề kháng. Selen lại là chất chống oxy hóa, nó cũng rất cần thiết cho sức khỏe nam giới. Hai loại gan dồi dào sắt nhất là gan gà và gan lợn. 100g gan gà chứa 8,2g sắt, 100g gan lợn chứa 12g sắt.

Gan bê: chứa vitamin A cần thiết và quan trọng đối với mắt, da, răng, xương và mô mềm. Nó cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Vitamin B6 và B12 có trong gan bê giúp hình thành tế bào hồng cầu khỏe mạnh.



Gan vịt giàu: protein, khoáng chất và vitamin bao gồm nguyên tố đồng, vitamin A, và 9 axit amin thiết yếu. Chúng còn rất quan trọng trong việc xây dựng xương, kích thích hoóc môn, và điều chỉnh nhịp tim của bạn. Hiệp hội Ung thư Mỹ đã chỉ ra rằng đồng có tính chống ôxy hóa và có thể giúp chống lại bệnh ung thư.

Gan cá thu: Những lợi ích từ loại gan này là tinh dầu có trong chúng. Tinh dầu trong gan cá thu đã được sử dụng để điều trị nhiều bệnh. Giống như nhiều loại tinh dầu cá, nó chứa các chất dinh dưỡng như beta-carotene, vitamin A, vitamin D, axit omega-3, và chứa chất béo bão hòa ít hơn so với những loại dầu khác.



Gan gà: hữu cơ chứa vitamin B12, có thể ngăn ngừa mất trí nhớ, thúc đẩy tâm trạng và năng lượng, làm chậm quá trình lão hóa, và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể.

Gan lợn: là món ăn chứa nhiều dinh dưỡng, giàu hàm lượng vitamin và khoáng chất như: Vitamin A, vitamin C, nicotilic, a-xít folic. Ăn gan lợn giúp điều tiết chức năng hệ thống máu, phòng ngừa bệnh thiếu máu do thiếu sắt hoặc còi xương.

Những lưu ý khi ăn gan

Bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít gan lợn: Gan lợn chứa hàm lượng cholesterol tương đối cao. Nếu một lúc ăn quá nhiều sẽ nạp vào một lượng lớn cholesterol, dẫn đến xơ cứng động mạch và làm bệnh tim mạch nặng thêm. Cho nên bệnh nhân cao huyết áp nên ăn ít gan lợn.

Trong khi việc tiêu thụ lượng gan vừa phải có lợi cho sức khỏe thì việc ăn quá nhiều gan lại gây hại do gan rất nhiều cholesterol. Tốt nhất chỉ nên ăn 2-3 khẩu phần gan/tháng (80g/khẩu phần)

Nên chọn gan của con vật khỏe mạnh.

Phụ nữ mang thai không nên ăn gan lợn thường xuyên: Phụ nữ mang thai ăn quá nhiều gan lợn thì sẽ dẫn đến lượng vitamin A trong cơ thể quá nhiều. Vitamin A trong cơ thể thai phụ vượt quá tiêu chuẩn thì sẽ dẫn đến các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, tổn thương da, thai nhi cũng có thể dẫn đến bị dị dạng.

Gan và các nội tạng khác cũng rất giàu purines, làm cho bệnh gout và sỏi thận nặng thêm.

Nếu bạn thích ăn gan gấu thì có thể bị chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau khớp và trong 1 số trường hợp sẽ tử vong do ngộ độc vitamin A.

Không ăn gan lợn cùng thực phẩm giàu vitamin C như cần, rau mùi, cải xoăn, giá đỗ, súp lơ. Do gan động vật chứa hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic khi ăn kèm gan động vật sẽ gây rối loạn quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.

Gan lợn giúp bổ máu nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây hại cho sức khỏe. Nên ngâm gan trong nước muối để những chất độc trong gan mới được phân hủy phần nào. Bởi các chất độc trong gan lợn chưa được thải ra hết thì những chất độc đó sẽ sót lại ở máu trong gan, khi ăn có thể dẫn đến bệnh ung thư, máu trắng hoặc các bệnh khác.



Gan tốt cho trẻ, phụ nữ thiếu máu, cho con bú, trong độ tuổi sinh đẻ, thanh thiếu niên...song cũng không nên ăn nhiều. Mỗi tuần chỉ nên ăn 2-3 lần, mỗi lần ăn 50-70 g đối với người lớn, với trẻ em 30-50 g.

Lưu ý mua gan của động vật không bị bệnh:

Gan có màu đỏ sẫm tươi, ấn vào mặt gan dẻo còn đàn hồi tốt, bề mặt nhẵn, không có nốt sần trên mặt gan, tránh mua hàng có màu vàng hoặc tím sẫm, mùi hôi.

Nguồn: 24h.com.vn

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Men gan cao nguyên nhân do đâu và cách phòng ngừa

Tăng men gan thường gặp ở người bị viêm gan hoặc các bệnh lý khác của bệnh gan do dùng một số thuốc làm tăng men gan, người uống rượu, bia.



Viêm gan: Viêm gan do bất kỳ nguyên nhân nào cũng làm cho men gan tăng cao đột biến nhưng viêm gan do các nhóm virut như A, B, C, E, D có mức độ tăng rất cao và thường gây ra tình trạng viêm cấp tính.

Uống rượu, bia: Rượu, bia là nguyên nhân thường gặp trong các trường hợp tăng men gan, đặc biệt là rượu, nó hủy hoại tế bào gan, từ đó men gan tăng lên. Lượng men gan tăng ở người uống rượu, bia tùy thuộc vào liều lượng và chất lượng của rượu, bia. Thông thường khi lượng men gan tăng do rượu thì loại AST thường tăng cao 2 - 10 lần trong khi đó lượng ALT tăng ít.

Bệnh sốt rét: Trong bệnh sốt rét, đặc biệt là sốt rét ác tính, men gan cũng có thể tăng cao vì khi đó các tế bào của gan và thận đều bị tổn thương.

Bệnh về đường mật: Men gan cũng có thể tăng trong các bệnh về đường mật như bệnh viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan, teo đường mật bẩm sinh hoặc áp-xe gan.

Ngoài ra, trong một số bệnh lý khác như do ứ sắt, viêm gan tự miễn, bệnh lý tự miễn ở ruột non hay khi dùng một số thuốc để điều trị một bệnh nào đó, chẳng hạn thuốc điều trị bệnh lao cũng gây ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của tế bào gan, gây ngộ độc tế bào gan hoặc làm viêm gan cấp tính

Trong trường hợp dùng thuốc hạ mỡ máu cũng có thể làm tăng men gan nhưng khi ngừng uống thuốc thì men gan trở về chỉ số bình thường.



Để phòng và điều trị men gan tăng cao, cần bảo vệ tốt lá gan bằng việc áp dụng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hợp lý, hạn chế sử dụng rượu bia, và các đồ uống có cồn, không hút thuốc lá, thuốc lào, không ăn da, mỡ động vật, các thực phẩm chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, tránh các gia vị cay nóng.

Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục nhẹ nhàng, không nên thức khuya, không nên làm các công việc nặng nhọc nhiều.

Thứ Sáu, 13 tháng 12, 2019

Bạn phải làm sao khi men gan tăng cao?

Men gan cao khi nào?

Khi các tế bào gan đang bị phá hủy hàng loạt bởi các tác nhân gây hại gan. Khi men gan càng cao thì tổn thương ở gan còn nặng nề, và sẽ gây ra nhiều biến chứng ra các bệnh lý khác.




- Làm giảm tuổi thọ: Với AST trị số tăng gấp đôi sẽ tăng 32% nguy cơ tử vong, và nếu trị số tăng hơn gấp đôi thì nguy cơ tử vong sẽ lên đến 78%.

- Gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: biến chứng thành bệnh u gan, xơ gan, hoặc nặng hơn là ung thư gan,...

Khi men gan cao cần làm gì?

Cần kiểm tra chính xác chỉ số men gan và tìm ra nguyên nhân men gan tăng để điều trị:

- Nếu men gan tăng do bị vius viêm gan thì điều trị thuốc kháng virus, thuốc hạ men gan.

- Nếu nguyên nhân do uống nhiều bia rượu, hút thuốc lá hay dùng chất kích thích thì dừng hẳn ngay việc sử dụng nó và tiến hành điều trị bệnh. 

- Nếu do chế độ ăn uống, sinh hoạt thì nên điều chỉnh lại việc ăn uống nghỉ ngơi cho hợp lý, chăm tập thể dục giúp cơ thể tăng sức đề kháng. 


- Chủ động bảo vệ gan một cách hiệu quả, theo dõi kiểm tra sức khỏe thường xuyên và kiểm tra men gan định kỳ. 

- Không sử dụng các loại thực phẩm làm tăng men gan, hại gan.