Get me outta here!

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2020

Xét nghiệm các chỉ số chức năng gan

 Xét nghiệm chức năng gan là gì?

Các xét nghiệm chức năng gan giúp bác sĩ kiểm tra chức năng của gan và phát hiện các tổn thương gan. Những xét nghiệm máu này đo nồng độ protein và enzyme trong máu của bạn.

Xét nghiệm chức năng gan thường được khuyến nghị trong các tình huống sau:

  • Kiểm tra thiệt hại do nhiễm trùng gan, như viêm gan B và viêm gan C
  • Theo dõi tác dụng phụ của một số loại thuốc được biết là ảnh hưởng đến gan
  • Tiền sử bệnh gan, để theo dõi bệnh và cách điều trị đặc biệt hiệu quả
  • Người bệnh gặp các triệu chứng rối loạn gan
  • Người bệnh có điều kiện y tế như triglyceride cao, tiểu đường , huyết áp cao hoặc thiếu máu
  • Uống rượu nhiều
  • Bệnh túi mật


Một số xét nghiệm chức năng gan thành các nhóm như sau:

  • Nhóm xét nghiệm đánh giá tình trạng hoại tử gan.
  • Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng bài tiết và khử độc.
  • Nhóm xét nghiệm khảo sát chức năng tổng hợp.

Các mức tăng transaminase có liên quan đến một số bệnh gan như sau:

Tăng cao (> 3000 UI/L) có thể gặp trong các trường hợp hoại tử tế bào gan như viêm gan virus cấp hoặc mạn tính, tổn thương gan do thuốc, độc chất, trụy mạch kéo dài

Tăng vừa (< 300 UI/L) gặp trong viêm gan do rượu. Transaminase tăng chủ yếu là AST nhưng trị số không quá 2-10 lần giới hạn trên mức bình thường.

Tăng nhẹ (< 100 UI/L) có thể gặp trong viêm gan virus cấp, nhẹ và bệnh gan mạn tính khu trú hay lan tỏa (xơ gan, viêm gan mạn, di căn gan), tình trạng tắc mật hoặc gan nhiễm mỡ. Đối với vàng da tắc mật, đặc biệt là sỏi ống mật chủ, ALT thường tăng < 500 UI/l.

Lactate dehydrogenase (LDH) Là xét nghiệm không chuyên biệt cho gan vì men này có ở khắp các mô trong cơ thể (tim, cơ, xương, thận, hồng cầu, tiểu cầu, hạch bạch huyết). LDH tăng cao và thoáng qua gặp trong hoại tử tế bào gan, sốc gan. Tăng LDH kéo dài kèm tăng ALP gợi ý đến các tổn thương thâm nhiễm ác tính ở gan.

Tỷ số ALT/LDH có thể giúp phân biệt viêm gan virus cấp (ALT/LDH >1,5) với tình trạng sốc gan hoặc ngộ độc acetaminophen (ALT/LDH <1,5).

Ferritin: là một loại protein dự trữ sắt ở trong tế bào, giữ nhiệm vụ điều chỉnh sự hấp thu sắt ở đường tiêu hóa tùy theo nhu cầu của cơ thể.

Bình thường, ferritin ở nam 100-300 mg/L, ở nữ 50-200 mg/L. Giảm ferritin gặp trong ăn thiếu chất sắt, thiếu máu thiếu sắt, ăn chay trường, xuất huyết rỉ rả, thiếu máu tán huyết mạn, người cho máu thường xuyên, chạy thận nhân tạo. Tăng ferritin còn gặp trong bệnh ứ sắt mô, bệnh ung thư (gan, phổi, tụy, vú, thận), bệnh huyết học (bệnh Hodgkin, bạch cầu cấp), hội chứng viêm và nhiễm trùng, bệnh thể keo (collagenosis), ngộ độc rượu, thiếu máu tán huyết, thalassemia...

0 nhận xét:

Đăng nhận xét