Không ít người vẫn luôn gán tội, đổ lỗi cho tình trạng dị ứng, sẩn mề đay xảy đến là do nóng gan, chức năng gan bị suy giảm. Song ở nhiều người gan hoàn toàn khỏe mạnh nhưng vẫn thường xuyên bị mẩn ngứa, mẩn đỏ tấn công.
Dị ứng do chức năng gan suy giảm: Chỉ đúng nhưng chưa đủ
Gan như một lá chắn của cơ thể con người, sẵn sàng đón nhận những nguy hiểm, độc hại để bảo vệ cơ thể. Bởi vậy khi gan bị bệnh, chức năng gan suy giảm sẽ khiến chất độc không được loại bỏ hoàn toàn, tích tụ trong cơ thể và phát tán qua da gây nên tình trạng dị ứng, sẩn mề đay.
Tuy nhiên, không thể kết luận hoàn toàn rằng cứ bị dị ứng, nổi mề đay là do gan yếu. Bởi lẽ nhiều người gan vẫn hoạt động bình thường nhưng các triệu chứng của bệnh vẫn ghé thăm. Anh Hoàng (Cầu Giấy – Hà Nội) chia sẻ: "Tôi thường xuyên bị mẩn ngứa, nhưng các chỉ số về gan bình thường, men gan không cao. Tôi cũng không bị virus viêm gan B".
Theo Đông y, dị ứng sẩn mề đay xảy đến cũng có thể xuất phát từ sự suy giảm công năng miễn dịch khiến cơ thể nhiễm phong nhiệt, phong hàn, phong thấp, phong thấp nhiệt… gây ra uất kết ở da. Mặt khác, trong quá trình chuyển hóa, hoạt động của các tạng phủ thiếu điều độ, chẳng hạn can, phế, vị nhiệt, tỳ thấp quá thịnh, âm huyết bất túc, huyết hư, huyết trệ cũng sinh ra dị ứng, nổi mề đay.
Theo Đông y, dị ứng do nhiều nguyên nhân phối hợp
Các triệu chứng của bệnh cũng có thể đến với những người có cơ địa yếu hay vướng phải tình trạng dị ứng với thực phẩm, thời tiết, mỹ phẩm,… Do đó, việc điều trị, tăng cường chức năng gan để đối phó với bệnh chỉ đúng mà chưa đủ, cách tốt nhất người bệnh cần xác định được nguyên nhân gây bệnh để loại bỏ những ảnh hưởng của nó.
Làm sao để đối phó với dị ứng, sẩn mề đay?
Thay vì đi đổ lỗi hoàn toàn cho gan khi gặp phải các triệu chứng dị ứng, người bệnh nên điều trị phối hợp dựa trên nguyên nhân gây bệnh.
Sau đây là một số lưu ý trong điều trị chứng bệnh phiền toái này:
Tăng cường khả năng giải độc cho gan bằng cách: Bạn nên cung cấp cho cơ thể 2-2,5l nước mỗi ngày giúp bạn loại bỏ được chất độc ra khỏi cơ thể và khiến gan thêm khỏe mạnh. Đồng thời ăn bổ sung cho thực đơn của bạn các loại : rau xanh, củ cải đường, bắp cải, cải xoăn,… để đưa nhà máy giải độc của cơ thể được hoạt động tốt nhất. Những thực phẩm như hành, tỏi chứa nhiều chất sulfur –một chất cần thiết để tăng khả năng giải độc cho gan.
Tăng cường công năng miễn dịch của cơ thể: Những người bị bệnh dị ứng cần bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin A, B, C, đồng thời ăn các thức ăn dễ tiêu, có tác dụng chống táo bón như: cà chua, cam, chanh, khoai lang, mướp đắng… Trong quá trình điều trị mề đay, cần lưu ý hạn chế tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng như tôm, cua, bò, gà, đồ hộp, lạp xưởng, chocolate, trứng, sữa... Đồng thời nên kiêng những thức ăn, đồ uống cay, nóng gây kích thích như trà, cà phê, thuốc lá, tiêu ớt…
Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc kháng histamin giúp giảm nhanh mẩn ngứa, mẩn đỏ do dị ứng gây ra. Tuy nhiên không nên lạm dụng các loại thuốc này bởi nó có thể mang đến tác dụng phụ làm ảnh hưởng tới chức năng của các bộ phận khác trong cơ thể. Việc sử dụng thuốc kháng histamin không có tác dụng điều trị nguyên nhân gây bệnh, bởi vậy khi dừng thuốc, bệnh sẽ tái phát trở lại.
Chủ động phòng tránh các tác nhân gây bệnh: những người có cơ địa dị ứng cần tránh xa các tác nhân gây mẫn cảm. Ví dụ bị dị ứng hải sản hãy ngừng ăn hải sản, bị dị ứng phấn hoa nên tránh ngửi hoa…
Dùng theo kinh nghiệm trị ngứa dân gian: Sắc nước uống lá khế và kết hợp xoa ngoài giúp giảm ngứa nhanh hoặc nấu nước kinh giới tắm; uống nước rau má… cũng là bí quyết hay trong điều trị dị ứng mà dân gian lưu truyền.
Nguồn: 24h.com.vn
0 nhận xét:
Đăng nhận xét