Get me outta here!

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Hạn chế về hiệu quả của vacxin như thế nào?

Vắc-xin là chế phẩm sinh học giúp nâng cao khả năng kháng bệnh của cơ thể. Khi chủng ngừa, hệ miễn dịch của cơ thể nhận diện vắc-xin là vật lạ nên sẽ tiêu diệt rồi ghi nhớ chúng. Người được chủng ngừa sẽ tạo được trí nhớ miễn dịch. Về sau, khi các tác nhân bệnh thật thụ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tấn công các tác nhân gây bệnh này nhanh chóng và hiệu quả hơn để bảo vệ cơ thể chống lại bệnh đó.

Hạn chế về hiệu quả của vacxin

- Một số vắc-xin rất có hiệu quả, một số vắc-xin khác có hiệu quả vừa phải.

- Hiệu quả của vắc-xin cũng khó đánh giá chính về chất lượng vì nó còn phụ thuộc vào những yếu tố như thời gian bảo vệ, hệ miễn dịch không thể chống lại mọi thứ ( dù đã được vắc- xin hỗ trợ nhưng không thể miễn dịch với tất cả tác nhân ) các thành phần cấu tạo nên vac xin có thể gặp hạn chế kiềm hãm phản ứng bảo vệ.

Nhiễm bệnh:

- Vắc-xin sống, giảm độc lực có thể gây bệnh cho người bị suy giảm miễn dịch. Nguy cơ hồi phục của tác nhân vi sinh: một tác nhân bị làm giảm độc lực tìm lại được độc tính của mình. Điều này không ngăn cản được việc sử dụng vắc-xin này bởi lẽ tỷ lệ đó được xem là chấp nhận được.



đánh giá vnvc

- Nguy cơ nhiễm các tác nhân gây bệnh khác vào trong chế phẩm vắc-xin. Điều này có thể hạn chế bằng các quy trình sản xuất, bảo quản và sử dụng chặt chẽ.

Bệnh miễn dịch: Thử nghiệm vắc-xin phòng bệnh dại trên cừu cho thấy có xác suất gây EAE- một bệnh tự miễn trên hệ thần kinh. Việc tinh lọc vắc-xin làm tăng mức an toàn nhưng một lần nữa, giảm hiệu quả.

Vì là một thuốc” tức là một “chất lạ” đối với cơ thể người nhận, nó có thể gây ra những tác dụng phụ, còn gọi là biến cố bất lợi thậm chí là bất lợi nghiêm trọng sau tiêm chủng. Thế nên vắc – xin trước khi đưa ra ngoài để tiêm phòng cho mọi người cần được kiểm định kỹ càng để làm hạn chế tối đa những tác dụng phụ và mặt bất lợi của vắc – xin cho người dùng.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét