Trước tiên khi muốn hiểu về những vấn đề liên quan đến chỉ số này chúng ta cần biết được GGT là gì? Xét nghiệm dùng để đo lường mức độ Gamma-Glutamyl Transferase (GGT) trong máu.
GGT là gì?
GGT là một loại enzyme được tìm thấy ở nhiều cơ quan, như thận, lá lách, gan và tuyến tụy, tuy nhiên, gan là nguồn gốc chính của GGT trong máu.
Xét nghiệm GGT có thể được chỉ định ở những người có một mức độ ALP cao. Thực hiện ALP có thể xét nghiệm riêng lẻ hoặc là một trong nhiều xét nghiệm của xét nghiệm chức năng gan để chúng ta có thể biết được những ảnh hưởng của gan đang bị mắc phải ngay cả khi người bệnh không có triệu chứng.
Đôi khi các chỉ số xét nghiệm chức năng gan khác đều bình thường, nhưng ALP tăng thì chúng ta cần thực hiện xét nghiệm chỉ số GGT để có thể biết được nguyên nhân dẫn đến ALP tăng, có hai trường hợp có thể xảy ra đó là bệnh nhân bị mắc bệnh loãng xương hoặc là bị mắc bệnh gan.
Xét nghiệm GGT (Gamma-Glutamyl Transferase) là một xét nghiệm được thực hiện nhằm đánh giá chẩn đoán những tổn thương trong gan, khi cơ thể chúng ta có một số biểu hiện bệnh gan cần phải xét nghiệm phát hiện bệnh như: mệt mỏi, chán ăn, ăn uống không ngon; Vàng da, vàng mắt, nước tiểu vàng; Đau tức hạ sườn phải; Dễ bị dị ứng, nổi mề đay, mụn nhọt…
GGT có nguy hiểm không?
Xét nghiệm GGT tăng cao thường gặp nhiều ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm gan cấp tính, viêm ống mật, những người có thói quen nghiện rượu bia. Chính vì thế, chúng ta cần phải tìm ra nguyên nhân để có biện pháp xử lý kịp thời.
Vậy chỉ số GGT bao nhiêu là nguy hiểm và GGT tăng trong trường hợp nào? Thông thường thì chỉ số GGT ở ngưỡng bình thường sẽ giao động từ 8-58 UI/L ( Chỉ số GGT mức bình thường vào khoảng dưới 60 UI/L (nam 11-50 UI/L, nữ 07-32 UI/L)., tuy nhiên, khi mắc những tổn thương ở gan hoặc những bệnh lý nào đó khiến cho GGT tăng cao thì chúng ta cần cảnh giác và cần có biện pháp khắc phục.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét